Nói dứt lời, hắn nhẹ nhàng thở dài:
“Tây Kinh yếu nhược. Thần kiến lập phụ đô, là để tại vùng đất phì nhiêu nước tốt, giữ lại cho Bệ hạ một con đường lui. Ở An Độ cắm rễ sâu, chí ít cũng no được cái bụng.”
Nguyên Thượng Ất nghe mà nửa hiểu nửa không.
Bùi Quyết tiếp: “Triều đại mới vừa lập, lại gặp thiên tai, bá tánh khốn khổ chưa dứt. Muốn thiên hạ thái bình lâu dài, nhất định phải giảm binh họa, phát triển nông canh. Chỉ khi nào giải quyết được cái ăn, mới có thể mưu cầu lâu dài. An Độ nằm giữa Trung Thổ, chính là nơi thích hợp để an cư lập nghiệp.”
Phùng Vận rất hiếm khi thấy hắn nói dài như vậy.
Quả là dài.
Dài thật đấy.
Nàng liếc mắt nhìn sang.
Nguyên Thượng Ất gật đầu, “Trẫm hiểu rồi. Trẫm sẽ chăm chỉ đọc sách, sau này dưới sự phò tá của Đại tướng quân, để cho dân thiên hạ đều được no cơm ấm áo, không còn bị đói rét, càng không để mỗi dịp năm mới lại nghe tin có người c.h.ế.t đói c.h.ế.t rét…”
Bùi Quyết nheo mắt, “Bệ hạ có đại chí hướng, thần không thể chối từ trách nhiệm.”
Xe ngựa tiếp tục đi về phía nam, rẽ trái một đoạn là đến phủ Thứ sử.
Chỉ còn hai ngày nữa, phủ Thứ sử sẽ có hỉ sự, có thể thấy gia nhân ra ra vào vào chuẩn bị yến tiệc cưới hỏi, gương mặt ai nấy đều mang vẻ vui mừng.
Phùng Vận đang định hỏi Bùi Quyết có muốn ghé phủ Hà Khiết ngồi một lát hay không, thì thấy trước ngã ba phía trước có một cỗ xe ngựa chạy tới, dừng lại ngay trước phủ Thứ sử.
Mành xe vén lên, lộ ra gương mặt của một nữ tử.
~~~~~~~~~
Thiên hạ: Ung Hoài Vương bị trọng thương, e là không sống nổi nữa rồi.
Bùi Quyết: Bản vương đang đọc sách.
Ngao Thất: A cữu sắp c.h.ế.t rồi hả? Có phải sắp tới lượt ta rồi không?
Bùi Quyết: A cữu ngươi vẫn là A cữu ngươi. Đang đọc sách.
Thuần Vu Diễm: Đợi Bùi Vọng Chi vừa c.h.ế.t, với tư thái như ta, ai dám sánh bằng? c.uối cùng cũng thoát khỏi tháng ngày u ám…!
Tiêu Trình: Không nghe thấy à? Hắn đang đọc sách.
Ôn Hành Tố: …Không chỉ nghe thấy, còn tận mắt nhìn thấy rồi.
~~~~~~~~~
368- Vị hôn quân nhỏ bé.
“Nữ lang, đến phủ Thứ sử rồi.”
Nữ tử được nha hoàn đỡ xuống xe ngựa, ngẩng đầu nhìn cửa phủ to lớn của phủ Thứ sử, khẽ thở dài:
“Quả thật khí phái.”
Lúc này nàng ta mới nhận ra có người đang quan sát mình.
Quay đầu lại, vừa vặn chạm phải ánh nhìn của Phùng Vận.
Phùng Vận khẽ mỉm cười.
Một nụ cười thiện ý, ôn hòa.
Nhưng nữ tử kia lại lạnh nhạt, ngoảnh mặt đi, gọi gia nhân:
“Gõ cửa đi.”
“Dạ.”
Phùng Vận lặng lẽ nhìn, cười nhạt.
“Không phải người An Độ, là từ nơi xa đến.”
Bùi Quyết ngồi trong xe vốn không để ý, nghe nàng nói vậy, mới thuận theo ánh mắt nhìn qua một cái.
Lúc ấy, gia nhân giữ cửa đã đi ra.
Ngay sau đó, từ bên trong phủ Thứ sử đi ra là quản gia, rất khách khí đón cỗ xe ngựa ấy đi vòng qua cửa hông, từ từ tiến vào trong.
Phùng Vận thấy hơi tò mò, liền sai Cát Quảng đi hỏi xem đó là nữ lang nhà nào.
Người giữ cửa phủ Thứ sử không quen Cát Quảng, nhưng lại nhận ra ngay xe ngựa của Phùng Vận.
Thời buổi này, thế gia ra ngoài thường treo huy hiệu gia tộc trên xe ngựa, để người khác dễ nhận biết, tránh phiền phức không đáng có.
Phùng Vận cũng vì tiện việc buôn bán, từng thiết kế riêng một mẫu huy hiệu cho Trường Môn, do chính tay nàng vẽ ra.
Hình vẽ là sự biến hóa của quả tùng kết hợp với chuông gió, ở thành An Độ, gần như không ai không biết đến.
Vậy nên, lúc nãy nàng không thấy huy hiệu gì trên xe ngựa kia, liền có thể đoán ngay, nữ tử đó không phải người An Độ.
Thao Dang
Người giữ cửa nhìn sang Phùng Vận, rồi khách khí nói nhỏ với Cát Quảng.
Cát Quảng quay lại, đứng ngoài rèm xe khẽ bẩm:
“Nghe nói là nữ lang Dương gia ở Hồng Châu, đến đây nương nhờ thân thích. Còn nói, phụ thân nàng ấy từng giữ chức Trung thư thị lang thời Hưng Hòa triều, quan hệ thân thiết với Thứ sử đại nhân.”
Phùng Vận thầm suy nghĩ.
Không quen.
Bùi Quyết liếc sang: “Trung thư thị lang triều Hưng Hòa, Dương c.ung.”
Nghe vậy, Phùng Vận lập tức tỉnh ngộ.
“Thì ra là tam nương tử Dương gia, Dương Lệnh Hương, người đã hủy hôn với Hà Truyền Đống?”
Tên Dương tam nương này là do Văn Huệ lén nói với Phùng Vận.
Cũng là chuyện nàng nghe từ chính Hà Truyền Đống.
Phùng Vận lạnh nhạt nói: “Dương gia chẳng phải chê Hà gia sao? Giờ Hà gia có quyền có thế, chuẩn bị cưới thê tử, họ lại mặt dày tìm đến tận cửa, là định làm gì?”
Bùi Quyết nói: “Biến cố Trung Kinh, Trung thư thị lang Dương c.ung c.h.ế.t thảm trong Cấm Uyển.”
Phùng Vận nói: “Nhưng cũng đâu phải Hà Khiết phóng hỏa g.i.ế.t người, liên quan gì đến ông ta?”
Bùi Quyết đáp: “Dương gia và Hà vốn là thông gia. Hà phu nhân họ Dương, xuất thân từ Hồng Châu Dương thị.”
“Thì ra là vậy.”
Ánh mắt Phùng Vận thoáng trầm xuống.
Nàng đem những lời của Bùi Quyết kết hợp với những gì Văn Huệ từng kể, lập tức hiểu ra căn nguyên sự việc.
Phu nhân Hà gia họ Dương, mà vị Dương tam nương này chính là đường điệt nữ của bà ấy, cháu gái họ gần trong dòng tộc.
Dương Tam nương là do chính tay Hà phu nhân chọn làm nàng dâu cho nhi tử mình…
Lúc ấy, Dương gia thế lớn hơn xa Hà gia. Sau khi Dương phu nhân gả vào Hà gia, đã cố hết sức thúc đẩy hôn sự giữa nhi tử và đường điệt nữ bên nhà mẹ đẻ.
Dương Tam nương từ nhỏ thể trạng yếu ớt, suýt không nuôi được, là đứa sống nhờ thuốc thang, nên Dương gia cũng không quá khắt khe, đồng ý hôn sự này.
Nhưng sau đó, nữ tử này càng lớn càng khỏe mạnh, còn Hà Khiết và nhi tử thì mãi không có thành tựu gì, lại đi theo quân đội, trong mắt Dương gia, Hà Truyền Đống chẳng phải mối hôn sự xứng đáng, liền khéo léo từ chối.
Dương phu nhân tuy đau lòng, nhưng đó là nhà mẹ đẻ của bà ta, cùng lắm chỉ có thể trách phu, tử bất tài, chứ không thể thực sự nổi giận với bên nhà mẹ.
Sau đó Dương tam nương rất nhanh đã đính hôn với người khác, là Tam lang nhà Quang Lộc đại phu Lý Nghị.
Lý Nghị và Lý Tông Huấn đều xuất thân từ họ Lý xứ Lũng Tây, nhưng Lý Nghị thuộc dòng chính, còn Lý Tông Huấn là bên chi phụ. Khi Lý Tông Huấn được trọng dụng, để tỏ rõ mình thuộc dòng tộc chính thống, ông ta đối xử rất tốt với những người huynh đệ ruột thịt bên chính tộc, Lý Nghị theo hầu bên cạnh, cũng nhờ đó mà được thế.
Dương gia chủ động cầu thân với Lý gia, rõ ràng là muốn bám vào phủ Thừa tướng.
Tiếc là vận khí không tốt.
Vị tam nương Dương gia ấy còn chưa kịp gả vào cửa, thì Lý tam lang đã c.h.ế.t đuối trong lúc đưa nàng ta đi xem đua thuyền rồng.
Có người tận mắt chứng kiến kể lại: Lý tam lang vì che chắn cho Dương tam nương khỏi dòng người chen chúc mà bị xô rơi xuống sông c.h.ế.t đuối.